Tác giả HT Tịnh Không thuyết giảng Người có nghiệp chướng sâu nặng
Người nghiệp chướng sâu nặng không thể không nghe kinh. Bây giờ tôi nói là vấn đề nghe kinh, cùng mọi người chia sẽ, giúp chúng ta giác ngộ. Đọc kinh không hiểu được ý nghĩa của nó, xem chú giải cũng rất khó khăn, quý vị có thể hiểu ý của người chú giải kinh điển ư? Chư vị cổ đức nói rất hay: “Phật pháp vô nhân thuyết, tu trí mạc năng giải”, Kinh Hoa Nghiêm đã nói như thế. Ai thuyết? Tiêu chuẩn là có tu có chứng, nghĩa là người tu hành chứng quả có thể thuyết. Không phải người tu hành chứng quả, điều này rất khó. Tu hành chứng quả, tâm và ý của họ tương ưng với chư Phật. Tuy không tương ưng hoàn toàn, họ vẫn có vài phần tương ưng, đó chính là mấy phần lợi ích. Đương nhiên tốt nhất, điều đó chúng ta không thể, không tìm thấy, là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, người như vậy nói cho chúng ta, hoàn toàn tương ưng với ý của Phật, tuyệt đối không nói sai. Chúng ta tìm đâu ra bậc thiện tri thức như thế? Không tìm thấy. Không tìm thấy, thầy liền dạy chúng ta, bất đắc dĩ mà cầu người thứ hai. Cầu người thứ hai là người có tu hành, thật sự có tu, tu như thế nào? Những gì Đức Phật nói trong kinh, họ có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, áp dụng trong công việc, áp dụng trong xử sự đối nhân tiếp vật, họ có thể nghiệm của cuộc sống thực tế. Những gì họ lãnh ngộ, sâu sắc hơn những người không thể ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ nói mà không thực hành không đáng tin. Người lời nói đi đôi việc làm họ có sở ngộ, chúng ta có thể học tập theo họ.
Nhưng đối với việc học tập, ở trước có chia sẽ với chư vị. Điều kiện học tập quan trọng nhất là chân thành, thọ trì. Nếu không có chân thành, không có tâm chân thành, không thể đạt được. Dù chư Phật Bồ Tát đến giảng kinh nói pháp, ta cũng không đạt được, bí quyết ở chỗ chân thành. Bên trong có chân thành, biểu hiện ra bên ngoài sự cung kính, người như vậy học tập thật sự đạt được lợi ích. Không có tâm thành kính, không học được điều gì cả.
Lúc đại sư Ấn Quang còn tại thế, thường dùng câu khai thị này tiếp dẫn đại chúng. Một phần thành kính được một phần lợi ích, hai phần thành kính được hai phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Ta đạt được bao nhiêu không liên quan đến cảnh giới bên ngoài, hoàn toàn là nội tâm mình có bao nhiêu phần thành kính