Chơn bảo là gì? Ở đây khuyên người tu hành phải thọ trì giới kinh, nếu có sai phạm nhanh chóng sám hối hay không tái phạm. Tác giả HT. Tịnh Không
ở tác như phạm, chí tẩy tâm dị hành, đều khuyên phụng trì kinh giới, mấy câu này trong kinh văn. Sở tác như phạm, tắc tự hối quá, khứ ác tựu thiện, triêu văn tịch cải, phụng trì kinh giới, như bận đắc bảo, tẩy tâm dị hành. Mấy câu này đều khuyên chúng ta phải phụng trì giới kinh.
Tựa đề của phẩm này là Như Bần Đắc Bảo, hoàn toàn là từ trên ví dụ đặt tên. Nên biết phụng trì giới kinh, như nghèo được của báu, là nòng cốt của phẩm này. Đức Thế Tôn rủ lòng từ bi lớn khai thị, người nghèo được trân bảo, tức dập tắt mọi đau khổ, từ đây an vui không ưu tư. Ở đây là lấy báu ví với diệu dụng của kinh giới. Hơn nữa, người nghèo được trân bảo, tức là mạng căn trói buộc, tự nhiên toàn lực hộ trì, không thể đánh mất. Ở đây khuyên người tu hành phải thọ trì giới kinh, nên phải tự phụng trì, như giữ đầu con mắt. Nếu có sai phạm, nhanh chóng sám hối, thề không tái phạm.
Ý này đã nói rất rõ ràng, phẩm này lấy ví dụ một người nghèo đạt được trân bảo. Đức Thế Tôn lấy ví dụ này khuyên chúng ta ngay trong đời này, gặp pháp môn này, gặp bộ kinh này, tâm tình giống như nghèo khó được của báu vậy. Đây là Đức Phật từ bi vô tận khai thị cho chúng ta. Báu chính là ví cho bộ kinh này, ví như trong kinh nói về giới tướng.
Phẩm trước nói cho chúng ta về ngũ giới thập thiện. Học Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn, Tịnh độ không ngoại lệ, cần phải biết đều kiến lập trên nền tảng của ngũ giới thập thiện. Nếu lãng quên ngũ giới thập thiện, thì đời này nhất định trôi qua lãng phí. Như trước đây thầy Lý thường nói: Người niệm Phật nhiều, người vãng sanh ít, thậm chí ông đem đồng tu ở Liên xã ra làm ví dụ. Ông thành lập Liên xã ở Đài Trung, lãnh đạo mọi người cùng nhau tu niệm Phật được 10 năm, tôi mới quen ông. 10 năm này đồng tu của Liên xã có khoảng 20 vạn người, ông vô cùng vất vả. Khi tôi quen, ông đã 70 tuổi. Tôi ở Đài Trung 10 năm, khi tôi ra đi ông 80 tuổi. Quý vị thử nghĩ xem Liên xã có hơn 20 vạn người tu, mỗi người này mỗi tháng hy vọng gặp ông một lần, nên ông tổ chức liên hữu thành khóa niệm Phật, tất cả có 48 khóa. Quý vị nên biết, hơn 20 vạn người 48 khóa, nhân số của mỗi khóa chúng ta cũng đã biết. Đương nhiên không phải mỗi người đều có thời gian, đều có cơ hội gặp ông. Trong khóa này người rãnh rỗi hy vọng được gặp thầy, mỗi tuần một lần. Bởi thế công việc của ông, tận mắt chúng tôi chứng kiến, đại khai là lượng công việc của năm người bình thường. Chỉ tiếp khách thôi cũng cần rất nhiều thời gian, gặp khách nhất định nói Phật pháp cho họ nghe, khuyên mọi người niệm Phật, thời gian khoảng hai tiếng. Việc này mỗi ngày đều có, các lớp khác nhau. Mỗi ngày nhất định dành hai tiếng để tiếp kiến đại chúng.
Ngoài việc này ra, ông còn là bí thư chủ nhiệm ở phụng thị quan phủ, đây là công việc chủ yếu của ông, phải xử lý công vụ. Vì công việc quá nhiều, cho nên mỗi buổi sáng đều đến Phụng thị quan phủ xem một lát. Còn là giáo thọ của hai trường, thứ nhất là đại học y khoa, một trường khác nữa hình như là đại học Phùng Giáp, giáo thọ của hai trường. Làm giáo thọ tốt hơn một chút, một tuần chỉ đi dạy một lần, không phải ngày nào cũng dạy. Ngoài ra chính là giảng kinh dạy học, dạy những học sinh như chúng tôi, dạy chúng tôi một tuần một lần ba tiếng đồng hồ, mỗi tuần một lần. Giảng kinh tuần một lần vào thứ tư, dạy cổ văn tuần một lần vào tối thứ sáu, thời gian của ông sắp dày đặc. Nếu như muốn gặp ông, phải hẹn thời gian trước một tuần, trong vòng một tuần là không thể, quả thật ông không có thời gian. Lúc đó chúng tôi thấy, một người 70 tuổi, mười năm giống một ngày. 10 năm sau vẫn như vậy, ông rất mạnh khỏe, 97 tuổi ông ra đi.
Học trò chúng tôi dự đoán ít nhất ông có thể sống đến 120 đến 130 tuổi, căn cứ thể lực và trạng thái tinh thần của ông, vì sao ông ra đi trước như vậy? Đây là do thiếu người chăm sóc, mà bản thân ông là bác sĩ, là thầy thuốc bắc rất giỏi. Chư vị đồng tu trong Liên xã vô cùng thương yêu tôn kính ông. Ông đến Liên xã, đến thư viện, đều có đồng tu làm điểm tâm mời ông dùng, mà ông tuyệt đối không cự tuyệt. Mà khi quý vị đưa cho ông, ông ở trước mặt quý vị ăn hết trả bát lại, khiến quý vị sanh tâm hoan hỷ, từ bi đến như thế!
Lần này làm mì là mì sợi, chắc là để hơi lâu, vì mì sợi cứng là từng bó từng bó, đều có chất chống ẩm, không có chất chống ẩm không thể để lâu được. Khi ông ăn xong biết mì này không bình thường, trở về dùng thuốc giải để hóa giải. Lần thứ nhất ăn không sao, đến nữa năm sau gặp một lại lần nữa, ông vẫn ăn bình thường, khi trở về dùng thuốc giải thì không còn kịp, độc này đã lan rộng. Bởi thế lần này bị thiệt thòi, đổ bệnh hơn ba tháng.
Tôi đến thăm ông nhiều lần, mỗi lần đều dặn dò tôi: Đừng đến quán ăn thức ăn, ăn gì cũng phải cẩn thận, ngửi thấy mùi vị khác thường lập tức vứt bỏ. Ông nói rất nhiều lần, nên tôi có ấn tượng rất sâu. Cho nên ông bị trúng độc thực vật, tổn thương nội tạng, nên đã ra đi sớm hơn. Nếu không tôi tin rằng ông sống đến 120 tuổi thì quá nhiều, nhưng ít nhất phải hơn 100 tuổi.
Ngày nay đối với việc ăn uống, người ta làm không đáng tin cậy, nhất định bản thân phải có thường thức, bản thân có tính cảnh giác cao độ. Tốt hơn là nên ăn ít, đừng tham ăn quá, điều này tổn thương nghiêm trọng cho chính mình.
.Vì sao không hành trì được ngũ giới thập thiện? Chúng ta cần phải biết, ngũ giới thập thiện trong tam phước nó đứng ở vị trí nào? Thứ nhất là: Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, thứ hai: Từ tâm bất sát, thứ ba: Tu thập thiện nghiệp, ngũ giới đặt ở điều thứ hai. Thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, trong này bao hàm ngũ giới. Ngũ giới cao hơn thập thiện, thập thiện cao hơn hiếu thân tôn sư, từ tâm bất sát. Chúng sẽ biết, vì sao ngày nay không thực hành được ngũ giới, không thực hành được thập thiện? Vì quý vị không có nền tảng của hiếu thân tôn sư.
Cổ nhân có thành tựu là vì từ nhỏ họ đặt vững nền móng này. Bản thân tôi ngay trong đời này, có được chút thành tựu này, chính là lúc nhỏ có tiếp thu được một ít truyền thống văn hóa, lúc nào? Trước 10 tuổi. Em tôi nhỏ hơn tôi 6 tuổi, nhưng hoàn toàn không tiếp thu được nền truyền thống này, quý vị hỏi em tôi nó không biết gì.
Đặt nền tảng giáo dục là then chốt của sự thành bại, quả thật như xây nhà lầu vậy. Hiếu kính là nền tảng, tự cho rằng hiếu kính không tệ, nhưng nếu so với tiêu chuẩn của cổ nhân thì thua xa. Hiện nay có ai học theo cổ nhân chăng? Không còn ai, bởi vậy Phật pháp có thể kéo dài chăng, trong lòng chúng ta vô cùng bi quan, nhưng có một tí hy vọng, tí hy vọng đó là gì? Chúng sanh có phước, Phật Bồ Tát sẽ thừa nguyện tái sanh để cứu độ chúng sanh. Ngoài điều này ra, nếu muốn vô biên chúng sanh này, khiến họ quay đầu, nổ lực học tập từ nền tảng căn bản này, hầu như là không thể. Đương nhiên Chư Phật Bồ Tát từ bi cùng cực, chúng sanh có tâm học thiện, chúng ta tin tưởng sâu sắc họ sẽ tái lai. Giáo huấn trong kinh điển này, đích thực từng câu từng chữ đều không được lơ là.
Người nghèo được của báu, như vậy là đã phát tài, không lo lắng về cuộc sống vậy chất, nên an vui vô ưu. Đây là dùng trân bảo để ví với giới kinh, giới kinh chính là trân bảo, chúng ta đạt được cũng là không ưu sầu. Đặc biệt là khi thiên tai xuất hiện, sẽ không bị sự lo lắng xâm chiếm. Thiên tai đến, có hai tình huống, một loại là có cộng nghiệp với thiên tai này, có cộng nghiệp nhất định qua đời trong thiên tai. Qua đời đi đến nơi tốt lành, đến thế giới Cực Lạc. Đây không phải chuyện xấu, là việc tốt, vô lượng hoan hỷ!
Đời đời kiếp kiếp từ vô lượng kiếp đến nay, luôn hướng đến thế giới tây phương Cực Lạc, cuối cùng đã đạt được. Ngày ngày muốn thân cận Phật A Di Đà, rốt cuộc cũng mãn nguyện, điều này hoan hỷ biết bao. Nếu bản thân chúng ta không ở trong cộng nghiệp này, đó là người nào? Đó là người gánh vác trách nhiệm sau thiên tai, có sứ mạng tái lập trái đất. Những người này không phải người bình thường, họ là đại từ đại bi, là bậc đại nhân đại hiếu đại nghĩa. Họ gánh vác công việc cải thiện sau thiên tai, phải dạy tốt nhân dân, phải dẫn dắt địa cầu đến cảnh giới tốt đẹp hơn, hưng thịnh hơn. Như vậy chúng ta sẽ biết, việc lớn lao này đương nhiên là Phật Bồ Tát sắp đặt. Tùy thuận giáo dục Phật giáo, chính là tùy thuận quy luật đại tự nhiên.
Bộ kinh này, pháp môn này, một câu sáu chữ hồng danh này là trân bảo vô thượng, là của báu trong các của báu! Diệu dụng chính là suốt ngày không rời danh hiệu Di Đà.
Đây là khuyên người tu hành phải thọ trì kinh giới, tiếp thu bộ kinh này. Trong kinh, chúng ta chọn phẩm 32 đến phẩm 37, phẩm 37 chính là phẩm này, đây là phẩm sau cùng. Sáu phẩm kinh này là trong Kinh Vô Lượng Thọ nói về giới luật, chúng ta phải như hộ đầu mục, nghĩa là giống như giữ đầu, bảo hộ con mắt, chổ quan trọng nhất trên toàn thân. Gặp thiên tai, phải giữ gìn tốt hai chỗ này, những chỗ khác bị thương dể trị.
Nếu có thiếu sót phạm phải, cần nhanh chóng sám hối, thề không tái phạm. Nếu có trái phạm, lập tức sám hối, sám hối là sao? Về sau không phạm là chân thật sám hối. Điều này khi mới học Phật đại sư Chương Gia đại sư dạy tôi: Phật pháp trọng thực chất không trọng hình thức. Thực chất là gì? Thực chất là về sau không tái phạm. Hôm nay sám hối ngày ma tái phạm, như vậy không phải sám hối, đó chỉ là hình thức.
Bỏ ác tu thiện, sửa đổi sai lầm tu tỉnh tương lai. Hai câu này chính là từ bỏ hành vi ác sai trái trong quá khứ, quá khứ tạo ra những ác hành không như pháp, trái với những điều nói trong giới kinh, chính là thị phi, chính là hành vi ác. Phải vứt bỏ, phải xả bỏ điều này.
Ngày nay chỉ tu các thiện nghiệp, bây giờ làm đúng, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều tương ưng với giới kinh, gọi là thiện nghiệp. Sáng nghe chiều sửa đổi, gọi là theo điều thiện như dòng nước, biết sai lập tức sửa đổi. Người thế gian đọc sách thánh hiền, họ đều có thể nghe xong hoan hỷ. Người khác nói lỗi lầm của họ, cung kính tiếp thu, cảm ơn người đó. Nếu như hiểu lầm, họ ngộ nhận nên phê bình mình, ta không có lỗi lầm đó, vậy mà họ lại phê bình, nên dùng thái độ như thế nào? Vẫn cung kính tiếp nhận, cám ơn họ chỉ giáo.
Đường Thái Tông đã gặp phải, người ta phê bình ông, nói ông sai trái, Đường Thái Tông chỉ cười, rất cám ơn họ. Khi người đó đi rồi, những người bên cạnh nói: Hoàng thượng, ngài không có, là ông ấy sai, ông ấy hiểu lầm, nói sai hoàn toàn. Ông nói, là đúng, nếu ta không chân tâm thành tâm tiếp nhận ông ấy, sau này không có ai giám nói lỗi của ta, như vậy ta mãi mãi không nghe được.
Thành tựu chính trị một đời của Thái Tông, là nhờ khiêm tốn, hiếu học, có thể bao dung người khác. Cho dù là ngộ nhận cũng cảm kích, vì họ có tâm tốt, giúp ta sửa đổi chính mình. Người nghe, có cần sửa đổi, nếu không thì cố gắng thêm. Mình không có cần phải chú ý, về sau đừng để phạm sai lầm đó, luôn luôn khiêm tốn, cảm ân, nên họ có thành tựu.
Làm thiện như dòng nước chảy, biết sai lập tức thay đổi, người này tu hành mới có thành tựu, niệm Phật chắc chắn vãng sanh. Thế giới tây phương Cực Lạc hoan nghênh chúng sanh có tâm thái này.
Nội dung tương tự:
- Hiểu Tu và Chứng – Thầy Thích Trí Huệ 2018
- Có Còn Hơn Không – Thầy Thích Thiện Tuệ 2018
- Lòng người Hối Cải (ý nghĩa) – Thầy Thích Thiện…
- Cánh cửa đã khép (rất hay) – Thầy Thích Thiện…
- Bất hạnh và An Vui của Kiếp Người (rất hay)…
- Hư Không – Tuy hai mà một, tuy một mà…
- Động đất sóng thần Hồi chuông cảnh tỉnh (Xúc động,…
Đánh giá
Overall
-
Hình ảnh