Năm điều tối kỵ nên tránh khi cúng đưa ông Công, ông Táo Chầu trời

Lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời hàng năm vào ngày 23 tháng chạp là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời ở nước ta, cho nên khi cúng ông Công ông Táo, các gia đình đều nên chú ý 5 điều tối kỵ  nêntránh mắc phải làm ảnh hưởng đến tài lộc

Có nên rút chân hương vào ngày 23 tháng chạp âm lịch không?

Cách bài trí đơn giản lễ cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp

Cúng ông Táo ông Công và những điều nên tránh để phúc lộc đầy nhà

Tìm hiểu năm điều tối kỵ nên tránh khi cúng đưa ông Công, ông Táo Chầu trời

1. Đặt mâm lễ cúng dưới bếp

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc.

khong dat mam cung ong tao duoi bep

Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi thể cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

dat mam cung ong tao tren ban tho gia tien

2. Khấn xin tài lộc, sung túc

Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

3. Chuẩn bị đồ cúng

Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết phải quá cầu kỳ. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn. Tuy nhiên, thông thường, lễ vật cúng ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.

4. Cúng lễ sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp

Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.

Thông thường, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

5. Thả cá chép từ trên cao

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tương trưng chính cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết.

tha ca chep tu tren cau

Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ. Đặc biệt, không nên ném cả túi nilon xuống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường.

tha ca chep sat mep nuoc de ca dung co chet

Trên mobile, nếu Quý vị dùng Chrome để duyệt Web, xem video không được báo lỗi An error occurred… Vui lòng sử dụng trình duyệt khác. Ví dụ: Microsoft Edge, Firefox hoặc Cốc Cốc
Đánh giá nhanh
Overall
5
  • Nội dung

You need to or Register to bookmark/favorite this content.

Thuyết pháp 2019